U mạch máu ở trẻ là gì? Điều trị ra sao?

 U mạch máu ở trẻ em hình thành khi các mạch máu tăng sinh. Tuy phần lớn các trường hợp khối u máu lành tính, tự tiêu biến nhưng cũng có tỷ lệ nhỏ u máu tiến triển ác tính, gây nhiều biến chứng cho bệnh nhi. Vì vậy, điều trị u máu ở trẻ em kịp thời sẽ giúp trẻ phát triển tốt nhất. Cùng tìm hiểu với MonMom qua bài viết này nhé.


U mạch máu ở trẻ em

TỔNG QUAN VỀ U MẠCH MÁU Ở TRẺ EM

U máu là loại u lành tính, thường gặp ở trẻ nhỏ, tạo thành do các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) phát triển quá mức. Bệnh u máu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện dưới dạng một nốt sáng đỏ, có bề mặt giống quả dâu tây. Loại u này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng tỷ lệ cao nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ (chiếm 60%).

U máu tuy là loại u lành tính nhưng cũng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Loét, nhiễm trùng, hoại tử u
  • Chảy máu
  • Ảnh hưởng tới thẩm mỹ, gây biến dạng mặt
  • Suy tim
  • Tắc nghẽn đường thở trong trường hợp u khí quản hoặc u lớn vùng dưới hàm gây chèn ép đường thở;
  • Gây trở ngại trong ăn uống, hô hấp hoặc tầm nhìn nếu u mạch máu mọc ở trong miệng, trên môi, mũi hoặc mi mắt của trẻ;
  • Nguy hại cho sức khỏe nếu u máu mọc trên bộ phận sinh dục, trực tràng,…;
  • U máu ở họng nếu không được xử lý kịp thời sẽ lan rộng, xâm lấn vào các tổ chức sâu như thanh quản, gây biến chứng khó thở, chảy máu ồ ạt;
  • Ảnh hưởng tới tâm lý bệnh nhân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

11 KỸ NĂNG CHĂM SÓC TRẺ CHO NHỮNG AI LÀM MẸ LẦN ĐẦU

11 KỸ NĂNG CHĂM SÓC TRẺ CHO NHỮNG AI LÀM MẸ LẦN ĐẦU

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu cho mẹ - Monmom