Chuyển đến nội dung chính

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em là gì?

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là một tình trạng thường gặp và khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy đó đơn thuần là do bé bị nóng hay chính là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý và cách chữa trị như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.


Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

MỒ HÔI TRỘM Ở TRẺ LÀ GÌ?

Trước hết, bạn có thể hiểu, mồ hôi trộm là hiện tượng cơ thể bị ra mồ hôi không liên quan đến các yếu tố thời tiết bên ngoài, dù trời nóng hay lạnh. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi trẻ ngủ, thường xuất hiện vào ban đêm. Mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải nhưng tỷ lệ trẻ em bị đổ mồ hôi trộm nhiều hơn người lớn.

Mồ hôi trộm bao gồm các thành phần như nước, muối và các chất cặn bã. Trong đó, nước chiếm đến hơn 90%. Chính vì thế, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, cơ thể của trẻ sẽ bị mất đi một lượng nước và muối rất lớn, dẫn tới mệt mỏi, và dần dần là suy kiệt.

Có 2 loại mồ hôi trộm là: Mồ hôi trộm sinh lý và Mồ hôi trộm bệnh lý.

Mồ hôi trộm sinh lý

Ở trẻ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn so với người lớn và hiện tượng đổ mồ hôi trộm nhiều hơn chính là cách để cơ thể của bé được tỏa nhiệt. Trong trường hợp này, mồ hôi trộm không gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

11 KỸ NĂNG CHĂM SÓC TRẺ CHO NHỮNG AI LÀM MẸ LẦN ĐẦU

11 KỸ NĂNG CHĂM SÓC TRẺ CHO NHỮNG AI LÀM MẸ LẦN ĐẦU

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu cho mẹ - Monmom